Nhà nước quản lý nghiêm ngặt các hoạt động của doanh nghiệp trong kinh doanh, mua bán, xuất trình hóa đơn. Doanh nghiệp thực hiện kê khai hiệu quả nhờ công cụ phần mềm kế toán thuế, giúp báo cáo tài chính được thực hiện nhanh chóng, chuẩn xác.
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và xuất trình hóa đơn số được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc kê khai thuế và xuất hóa đơn điện tử có gì khác biệt so với hình thức hóa đơn giấy truyền thống hay không. Chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích cho kế toán viên thao tác thực hiện kê khai thuế hiệu quả, chính xác.
Các vấn đề về kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử
Hóa đơn là chứng từ quan trọng xác nhận cho các hoạt động giao dịch mua bán của doanh nghiệp với đơn vị phân phối, đối tác, khách hàng. Giải pháp tối ưu để doanh nghiệp quản lý hóa đơn, khác biệt so với các hóa đơn giấy dễ mất mát, hư hỏng, khó lưu trữ, bảo quản…
Hóa đơn điện tử được doanh nghiệp/ tổ chức phát hành ghi nhận thông tin mua bán hàng hóa, giao dịch, với chữ ký số, chữ ký điện tử theo quy định. Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử cần tiến hành kê khai thuế, tương tự hóa đơn giấy truyền thống. Kê khai thuế hóa đơn được quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Trong đó:
Doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu dưới 50 tỷ đồng kê khai theo quý, trên 50 tỷ đồng kê khai theo tháng.
Doanh nghiệp mới hoạt động dưới 1 năm, kê khai thuế GTGT sẽ theo quý. Sau 12 tháng, căn cứ theo doanh số sẽ quyết định theo quý hoặc theo năm.
Kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử như thế nào?
Kê khai thuế với hóa đơn điện tử được thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp hoặc khấu trừ. Đa phần các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức khấu trừ để bù đắp chi phí đầu vào. Khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử các trường hợp được khấu trừ, theo Khoản 1, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
- Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng từ hợp pháp.
- Khoán chi có hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên, sử dụng chứng từ hóa đơn không dùng tiền mặt.
Một số lưu ý khi kê khai thuế hóa đơn điện tử mà kế toán viên cần tuân thủ:
- Ngày lập hóa đơn – tiêu chí quan trọng để khẳng định giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử.
- Thông tin hóa đơn cần được nhập liệu chính xác, liên kết với phần mềm kế toán thống kê để xác định doanh số, tính thuế giá trị gia tăng.
Chuyển đổi số, xuất hóa đơn điện tử sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hoạt động, tiết kiệm thời gian và cả ngân sách. Thông tin hóa đơn điện tử sẽ được kết nối và chuyển giữ liệu đến cơ quan thuế, giúp hoạt động kê khai chính xác, minh bạch hơn.
Doanh nghiệp băn khoăn trong vấn đề kế toán thuế, báo cáo tài chính hóa đơn điện tử như thế nào sẽ được Misa tư vấn hỗ trợ. Cập nhật thông tin phần mềm kế toán doanh nghiệp mới nhất tại https://sme.misa.vn/ để có lựa chọn giải pháp hạch toán tài chính phù hợp.