Khi lắp đặt thang máy, để bảo vệ tối ưu lợi ích, cần nắm rõ trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Liệu bạn đã thực sự biết được hết các trách nhiệm này? Hãy cùng Thang Máy Thuận Phát điểm lại các nội dung cơ bản trong bài viết này.
Trách nhiệm của đơn vị cung cấp và thi công thang máy
Khi tiến hành bất kỳ một hợp đồng nào, việc hiểu rõ trách nhiệm của bên cung ứng sẽ có lợi rất nhiều cho khách hàng. Các bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ khiến cho hợp đồng được thực hiện suôn sẻ, nhanh chóng.
Đối với trách nhiệm của đơn vị cung cấp và thi công thang máy, chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề:
- Bên bán phải tiến hành khảo sát công trình để có được bản thiết kế và kế hoạch thi công hợp lý. Dựa trên kích thước hố thang trên thực tế, người kỹ sư phải thiết lập bản vẽ với độ chính xác cao.
- Trong quá trình thi công hệ thống thang máy, đơn vị cung cấp dịch vụ phải yêu cầu cán bộ kỹ thuật đến nơi thi công. Người cán bộ này sẽ hỗ trợ phối hợp giám sát xây dựng. Điều đó giúp hạn chế tối đa các sai lệch không đáng có, giúp thang máy hoạt động trơn tru về sau này.
- Phải kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa trước khi đưa đến tay người mua. Đồng thời, là đơn vị chịu trách nhiệm mang thiết bị đến nơi lắp đặt.
- Là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm định, cấp giấy chứng nhận về chất lượng thang máy cho hệ thống vừa thi công.
- Đảm bảo việc sản xuất, nhập khẩu thang máy đúng chuẩn theo các thông số kỹ thuật đã thỏa thuận.
- Bàn giao thang máy đúng theo những yêu cầu đã được thống nhất. Có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng và vận hành thang máy cho bên ký kết.
- Bảo đảm thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thang máy trong thời hạn thỏa thuận. Có thời gian bảo hành thang máy.
Bên bán phải đáp ứng đầy đủ các trách nhiệm khi thi công được quy định.
Trách nhiệm của bên mua và yêu cầu thi công
Trong hợp đồng mua bán và lắp đặt thang máy, bên cạnh trách nhiệm của người bán và thi công, người mua cũng có các nghĩa vụ nhất định. Những trách nhiệm này phải được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. Từ đó, hoạt động mua bán và lắp đặt được thực hiện đúng quy trình. Cụ thể như sau:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để bên thi công tiến hành công việc một cách nhanh chóng.
- Trước khi bên thi công đến lắp đặt thang máy, cần chuẩn bị trước hố thang trong công trình phù hợp với bản vẽ đã thiết kế.
- Chuẩn bị kho chứa để bên thi công cất giữ trang thiết bị trong quá trình làm việc. Tránh để mưa, ẩm hoặc các điều kiện thời tiết bất thường làm hỏng trang thiết bị.
- Có trách nhiệm cung cấp nguồn điện cần thiết (ba pha, 380V, 50Hz) tới phòng máy của thang máy. Nhờ đó, bên thi công tiến hành thực hiện công việc lắp đặt một cách thuận lợi.
- Đồng thời, là người chuẩn bị nguồn điện cung cấp cho thang máy hoạt động bình thường. Cùng với đó, phải đảm bảo có một bảng điện, 1 aptomat 50A ba pha.
- Thực hiện thanh toán đầy đủ các chi phí cho việc lắp đặt theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Người mua cũng có các trách nhiệm nhất định trong hợp đồng.
Việc hiểu rõ trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua và lắp đặt thang máy sẽ vô cùng hữu ích. Đặc biệt, nếu bạn đang có ý định ký kết với đơn vị thi công, hãy tìm hiểu kỹ các nội dung trên đây. Chắc chắn, hợp đồng của bạn sẽ chu toàn hơn rất nhiều.